Với trào lưu di động, kiếm tiền trên mạng (Make money online – MMO), nhiều cao thủ Internet đã kiếm được hàng ngàn USD mỗi tháng.
Kiếm tiền trên mạng (Make money online - MMO) không mới trên thế giới cũng như Việt Nam. Nếu như trước đây hình thức kiếm tiền trên mạng chủ yếu trên nền web với các hình thức như CPC (Cost per click), CPA ( Cost per action),...Thì nay với trào lưu di động ngày càng mạnh mẽ, MMO cũng đang dịch chuyển sang môi trường thiết bị di động.
Minh Quân, một "chuyên gia" trong lĩnh vực kiếm tiền trên mạng qua các thiết bị di động, cho biết với cách kiếm tiền này, anh có thể kiếm từ 8-10 USD mỗi giờ. Và nếu chăm chỉ mỗi tháng anh có thể bỏ túi cả nghìn USD chứ không ít.
Tuy tỏ ra mệt mỏi của một người thiếu ngủ, anh vẫn hào hứng khi kể về cách kiếm tiền của mình: "Khi các hình thức kiếm tiền trên web ngày càng "khó xơi" và không hấp dẫn, những "cao thủ" làng MMO đã chuyển sang cách kiếm tiền mới hấp dẫn hơn đó là trên di động".
Thực chất đây là một mạng lưới quảng cáo giúp những ứng dụng mới tăng lượt tải.
Qua giới thiệu của Quân, chúng tôi đã tìm hiểu hình thức kiếm tiền thông qua cài đặt ứng dụng. Thực chất, những người kiếm tiền thông qua hình thức này đang tham gia vào một chương trình quảng cáo dành cho những ứng dụng di động mới, cần lượt tải về (download).
Dịch vụ này được xếp vào nhóm quảng cáo CPI (Cost per Install App Marketing) Những công ty cung cấp dịch vụ này (như Appcasher, FreemyApps,...) sẽ làm nhiệm vụ cầu nối giữa những nhà phát triển ứng dụng (sẵn sàng chi tiền để có lượt tải) và những người tham gia tải ứng dụng (còn được gọi là "người chơi"). Phần lớn các chương trình quảng cáo hình thức này chỉ dành cho những ứng dụng trên iOS.
Trên các diễn đàn MMO, hình thức kiếm tiền thông qua cài đặt ứng dụng di động đang được nhiều người quan tâm.
Theo chị theo chị Ngyễn Hoàng Lan - Galaxy mobile, thì hình thức này chưa được nhiều người biết đến tại Việt Nam, song lại khá phổ biến tại các nước có ngành công nghiệp di động phát triển. Tham gia mạng lưới quảng cáo này sẽ giúp những ứng dụng mới tăng lượt tải và được nhiều người biết đến hơn. Phần thưởng thường là một món quà nhỏ dành cho những người đã bỏ công tham gia mạng lưới quảng cáo. Tuy nhiên có thể nhiều người đã xem phần thưởng này như một hình thức để gia tăng thu nhập.
Minh Nguyên - một "đàn anh" trong lĩnh vực cài đặt ứng dụng để kiếm tiền cho biết, đa phần những chương trình quảng cáo chỉ chấp nhận người chơi tại Mỹ bằng cách check IP của máy. Vậy vì nếu người chơi tại Việt Nam thì cần phải qua một số thao tác khác như sử dụng VPN, thay MAC Wifi để có thể tham gia chương trình quảng cáo.
Một người chơi thường sở hữu nhiều thiết bị di động của Apple (iDevices) để tăng "năng suất" kiếm tiền.
Thực tế, để tránh tình trạng "cày" apps, các nhà quảng cáo chỉ chấp nhập mỗi máy "chơi" một lần (quản lý thông qua thông số MAC Wifii). Tuy nhiên theo Nguyên, việc "vượt rào" là không mấy khó khăn khi anh có thể thay thông số MAC wifi khác, khởi động lại máy và tiếp tục tham gia chương trình quảng cáo.
Sau khi đã cài đủ số lượng ứng dụng, những người chơi sẽ đổi thành những thẻ quà tặng (thông thường là thẻ của Amazon hoặc iTunes) để mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên với những xem đây là kế sinh nhai của mình thì họ phải tìm cách quy đổi số tiền này thành tiền mặt, để phục vụ cho nhu cầu tiêu xài cá nhân. Và cách duy nhất để chuyển đổi sáng tiền mặt là bán thẻ quà tặng cho những người có nhu cầu mua sắm trên mạng.
Tất nhiên họ phải chấp nhận chịu thiệt khi phải bán rẻ hơn cho người mua thẻ (giá bán chỉ thường chỉ bằng 80% giá trị thẻ).
Đổi thẻ qua tặng sau khi cài đủ số lượng ứng dụng.
Một chuyên gia trong ngành di động cho biết, hiện nay nhiều chương trình quảng cáo CPI đã có chính sách để ngăn chặn hành động "cày cuốc" trong hệ thống quảng cáo của họ. Thậm chí những trường hợp bị phát hiện là gian lận (một máy tham gia nhiều lần) thì nhà cung cấp có thể khóa tài khoản hoặc không thanh toán.
Song một bộ phận kiếm tiền qua mạng vẫn có thể tìm cách "lách" được, hoặc bỏ sang "chơi" với một nhà quảng cáo khác. Theo anh, đó cũng chính là lý do hình thức quảng cáo này được nhiều công ty e ngại khi áp dụng tại Việt Nam, nơi được xem có nhiều "nhân công" sẵn sàng "cày cuốc" ứng dụng ngày đêm để kiếm tiền .
Theo NCĐT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét