Triết lý trong đầu tư của những nhà đầu tư hàng đầu thế giới như George Soros, Warren Buffett, Ray Dalio… được trang Business Insider giới thiệu..
George Soros: Đầu tư tốt là một công việc buồn tẻ
Năm 1992, ông nhận thấy chính phủ Anh đang đối mặt áp lực nặng nề về thị trường tài chính, và kết luận rằng London kiểu gì cũng phải phá giá đồng tiền. Soros đã dẫn đầu các cuộc tấn công khiến đồng bảng Anh mất giá mạnh, làm nước này thiệt hại khoảng 3,4 tỷ bảng Anh, theo tính toán vào năm 1997.
Soros từng nói rằng: “Nếu đầu tư là một hoạt động giải trí, nếu bạn tìm thấy niềm vui, thì có lẽ bạn sẽ không kiếm được tiền. Đầu tư tốt là một công việc buồn tẻ”.
Howard Marks: Đầu tư không chỉ là chọn tài sản
Howard Marks là nhà sáng lập công ty đầu tư Oaktree Capital. Với tài sản 1,4 tỷ USD, ông là người giàu thứ 324 ở Mỹ theo xếp hạng của tạp chí Forbes.
“Đầu tư thông minh không bao gồm việc mua được tài sản tốt, mà gồm việc mua tốt được tài sản. Đây là một sự khác biệt rất quan trọng mà rất ít người hiểu được”, Howard Marks nói.
“Đầu tư thông minh không bao gồm việc mua được tài sản tốt, mà gồm việc mua tốt được tài sản. Đây là một sự khác biệt rất quan trọng mà rất ít người hiểu được”, Howard Marks nói.
Jack Bogle: Thua lỗ là một thực tế của thị trường
Jack Bogle là nhà sáng lập kiêm cựu CEO của quỹ tương hỗ The Vanguard Group. Ông từng nói: “Nếu bạn không hình dung ra được mức thua lỗ 20% trên thị trường chứng khoán thì bạn không nên đầu tư cổ phiếu làm gì”.
Bob Farrell: Đừng chạy theo đám đông
Bob Farrell: Đừng chạy theo đám đông
Bob Farrell là người đi tiên phong về phân tích kỹ thuật ở Phố Wall hồi cuối những năm 1950. Ông đã có nhiều thập niên làm việc cho ngân hàng Merrill Lynch và chứng kiến những phen thăng trầm của thị trường chứng khoán Mỹ theo thời gian.
Farrell cho rằng: “Đám đông mua phần lớn cổ phiếu ở mức giá đỉnh và phần ít ở mức giá đáy” và “tới khi tất cả các chuyên gia và dự báo đạt tới đồng thuận, thì một điều gì đó khác sẽ xảy đến”.
Barton Biggs: Không có một mối quan hệ hay phương trình nào luôn đúng
Barton Biggs là một nhà quản lý quỹ nổi tiếng của Mỹ, sáng lập nên công ty quản lý tài sản Morgan Stanley Investment Management, đồng thời là người dự báo trước được sự nổ tung của bong bóng dotcom trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo quan điểm của Biggs “các giải pháp dựa trên định lượng và các phương trình phân bổ tài sản thường thất bại bởi chúng được tạo ra để nắm bắt những gì đã diễn ra trong các chu kỳ trước, trong khi chu kỳ tiếp theo vẫn còn là một bí ẩn được bọc trong bí ẩn”.
Theo quan điểm của Biggs “các giải pháp dựa trên định lượng và các phương trình phân bổ tài sản thường thất bại bởi chúng được tạo ra để nắm bắt những gì đã diễn ra trong các chu kỳ trước, trong khi chu kỳ tiếp theo vẫn còn là một bí ẩn được bọc trong bí ẩn”.
Benjamin Graham: Hãy thận trọng với các dự báo
Benjamin Graham (1894-1976) là một chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư. Ông được coi là người đi đầu trong trường phái đầu tư giá trị và có ảnh hưởng nhiều tới nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.
Graham từng nói: “Thật vô lý khi cho rằng công chúng có thể kiếm được tiền nhờ các dự báo thị trường”.
Philip Fisher: Hãy hiểu giá trị khoản đầu tư của bạn
Philip Fisher (1907-2004) là một trong những nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng mạnh nhất mọi thời đại. Triết lý đầu tư của ông đã được ghi lại trong cuốn sách đầu tư kinh điển "Cổ phiếu thường và lợi nhuận phi thường" (1958) vẫn có giá trị cho đến ngày nay và được các nhà đầu tư chuyên nghiệp nghiên cứu và áp dụng rộng rãi.
“Trên thị trường chứng khoán có đầy những người biết giá của mọi thứ, nhưng chẳng biết giá trị của thứ gì”, Fisher từng nói.
Warren Buffett: Hãy tham lam khi kẻ khác sợ hãi
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã viết trong một lá thư gửi cổ đông rằng: “Các nhà đầu tư nên ghi nhớ rằng, sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù của họ. Và nếu họ cứ một mực đòi xác định thời điểm để tham gia vào thị trường chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và chỉ tham lam khi kẻ khác sợ hãi”.
Bill Miller: Hãy nghĩ xem thị trường phản ánh thông tin như thế nào
Bill Miller: Hãy nghĩ xem thị trường phản ánh thông tin như thế nào
Bill Miller là Chủ tịch quỹ đầu tư Legg Mason Capital Management, một nhánh của công ty quản lý quỹ Legg Mason Inc. Công ty này là một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới với số tài sản được quản lý lên tới 646 tỷ USD tính đến cuối tháng 10 năm ngoái.
“Các giáo sư vẫn dạy chúng ta rằng, thị trường phản ánh các thông tin hiện có. Nhưng cũng giống những chiếc gương trong nhà, cười không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác cân nặng của chúng ta, thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác thông tin. Thông thường, thị trường quá bi quan khi có tin xấu, và quá lạc quan khi có tin tốt”, Miller nhận xét.
“Các giáo sư vẫn dạy chúng ta rằng, thị trường phản ánh các thông tin hiện có. Nhưng cũng giống những chiếc gương trong nhà, cười không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác cân nặng của chúng ta, thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác thông tin. Thông thường, thị trường quá bi quan khi có tin xấu, và quá lạc quan khi có tin tốt”, Miller nhận xét.
Thomas Rowe Price Jr.: Phải hiểu lãnh đạo công ty
Thomas Rowe Price Jr. (1898-1983) là nhà sáng lập công ty đầu tư T. Rowe Price, đồng thời được coi là cha đẻ của trường phái đầu tư tăng trưởng (growth investing).
Ông cho rằng: “Mọi doanh nghiệp đều do con người tạo nên. Đó là kết quả của các cá nhân, phản ánh tính cách, triết lý kinh doanh của những người sáng lập và những người chèo lái công ty vượt qua các khó khăn trong quá trình tồn tại. Nếu bạn muốn hiểu bất kỳ một công ty nào, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu về nền tảng của những con người đã lập nên công ty đó và lãnh đạo công ty trong quá khứ, cũng như hy vọng và tham vọng của những người đang vạch ra tương lai cho công ty”.
Peter Lynch: Hãy học bài
Peter Lynch là nhà quản lý quỹ xuất chúng của Mỹ. Ông giữ vai trò Giám đốc quỹ Megallan Fund trong thời gian từ năm 1977-1990. Ông đã đưa tài sản của quỹ này tăng từ 18 triệu USD lên 14 tỷ USD trong khoảng thời gian này, với mức lợi nhuận trung bình mỗi năm là 29,2%.
“Đầu tư mà không nghiên cứu thì cũng giống như chơi bài mà không nhìn vào quân bài”, Lynch từng phát biểu.
“Đầu tư mà không nghiên cứu thì cũng giống như chơi bài mà không nhìn vào quân bài”, Lynch từng phát biểu.
John Neff: Hãy làm việc gì đó thông minh, đừng làm việc đã phổ biến
John Neff là một trong những nhà đầu tư quỹ tương hỗ nổi tiếng nhất trong vòng 40 năm qua. Ông từng là người đứng đầu quỹ Windsor Fund thuộc công ty quản lý tài sản Vanguard từ năm 1964-1995. Trong khoảng thời gian đó, quỹ Windsor mang lại mức lợi nhuận bình quân 13,7% mỗi năm, so với mức tăng trung bình 10,6% của chỉ số S&P 500.
“Không phải lúc nào cũng dễ để làm những việc không phổ biến, nhưng đó lại là những việc giúp bạn kiếm được tiền. Hãy mua những cổ phiếu mà người khác cho là tệ, rồi chờ đến khi giá trị thực sự của chúng được công nhận”, Neff nói.
Henry Kravis: Hãy trung thực
Henry Kravis là người đồng sáng lập công ty đầu tư cổ phần tư nhân Kohlberg Kravis Roberts & Co với tài sản trên 62 tỷ USD tính đến năm 2011. Tạp chí Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của Kravis ở mức 4 tỷ USD và xếp ông là người giàu thứ 281 trên thế giới.
Theo quan điểm của Kravis: “Nếu bạn không trung thực, bạn sẽ không có được thứ gì hết. Bạn không thể mua được sự trung thực. Bạn có thể có tất cả tiền bạc trên thế giới, nhưng nếu bạn không có đạo đức, bạn thực sự không có gì”.
Theo quan điểm của Kravis: “Nếu bạn không trung thực, bạn sẽ không có được thứ gì hết. Bạn không thể mua được sự trung thực. Bạn có thể có tất cả tiền bạc trên thế giới, nhưng nếu bạn không có đạo đức, bạn thực sự không có gì”.
Ray Dalio: Cần phải hiểu hệ thống
Ray Dalio được xem là một trong những nhà quản lý quỹ đầu cơ giỏi nhất thế giới hiện nay. Ông là nhà sáng lập Bridgewater Associates, công ty quản lý quỹ đầu cơ hàng đầu thế giới với số tài sản được quản lý khoảng 120 tỷ USD. Năm 2012, ông được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới.
“Một nền kinh tế đơn giản chỉ là tổng của những giao dịch tạo nên nó. Mỗi giao dịch là một điều đơn giản. Bởi vì có rất nhiều giao dịch nên nền kinh tế trông phức tạp hơn thực tế. Nếu thay vì nhìn vào nền kinh tế từ trên đỉnh xuống, chúng ta nhìn nó từ mỗi giao dịch đi lên. Như thế sẽ dễ hiểu hơn”, ông Dalio nói.
“Một nền kinh tế đơn giản chỉ là tổng của những giao dịch tạo nên nó. Mỗi giao dịch là một điều đơn giản. Bởi vì có rất nhiều giao dịch nên nền kinh tế trông phức tạp hơn thực tế. Nếu thay vì nhìn vào nền kinh tế từ trên đỉnh xuống, chúng ta nhìn nó từ mỗi giao dịch đi lên. Như thế sẽ dễ hiểu hơn”, ông Dalio nói.
Theo An Huy (Vneconomy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét