Gia đình ông A vốn là một phú nông khá giàu cá ở một ngôi làng nhỏ, thuộc ngoại thành Hà Nội. Hai vợ chồng ông A chăm chỉ làm nông nghiệp. Ngoài một năm trồng hai vụ lúa, gia đình ông tranh thủ làm thêm vụ hoa màu. Nhờ đi tắt, đón đầu, kết hợp trồng cây trái vụ, và luân canh hợp lý. Thu nhập từ làm nông nghiệp của gia đình ông A vào diện khá nhất thôn. Nhờ vậy, ông A được bầu vào vị trí bí thư thôn! Tiền lương tuy không đáng là bao, nhưng được cái đây là niềm tự hào của cả gia đình ông A. Cũng nhờ làm ở vị trí này, ông A đấu thầu được ao cá của thôn, nhờ vậy so với cái làng quê nghèo này, kinh tế gia đình ông trở thành một gia đình giàu có!
Ở đời giàu có thì sinh ra phú quý. Ông A quyết tâm lo cho bốn người con được ăn học đàng hoàng. Anh con trai đầu của ông A thi đỗ vào đại học. Mở của Hà Nội trong niềm vui khôn xiết và niềm tự hào vô tận của ông A. Vốn là trưởng họ, vì thế cả họ quyết định mổ bò ăn mừng, vì có người hương khói thành đạt. Khi niềm vui qua đi, ngày cậu ấm của gia đình nhập học, cũng là ngày ông phải gom góp bao nhiêu là tiền bạc đưa cho con trai, để đóng đủ loại tiền chi phí cho học hành ở thành phố. Những tháng tiếp theo, con trai ông mỗi lần về nhà là lại đem một khoản tiền lớn đi ra thành phố chi tiêu. Đó là số tiền lớn so với những người nông dân nghèo ở quê ông thôi, chứ so với chi phí ở thành phố không đáng là bao. Rồi ba cô con gái của ông cũng lần lượt đỗ đạt đi học. Người học nghề kế toán, người học nghề y, người học sư phạm. Tuy chỉ là ở trình độ trung cấp và cao đẳng. Nhưng mỗi lần những đứa con yêu quý của ông trở về nhà, là tiền bạc trong nhà có bao nhiêu, đều đi theo hết. Nhiều khi không có đủ tiền cho con, cũng không muốn con mình bị nhỡ dở việc học hành. Ông A mạnh dạn vay nặng lãi! Ông không muốn vay họ hàng, bạn bè, hàng xóm vì sợ mất mặt! Rồi lãi mẹ đẻ lãi con! Việc đồng áng lại không có người giúp, vì chỉ còn hai bố mẹ già ở quê! Nên thu nhập thù hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp giảm. Ông A buộc phải bán đi những tài sản có giá trị của gia đình để trả nợ, và lo cho các con ăn học. Ban đầu là bán đi con bò. Hai vợ chồng già không có con bò giúp sức, lại càng vất vả, cực nhọc hơn để thay bò cày ruộng, vận chuyển nông sản. Rồi họ bán tiếp cái xe bò, vì làm gì còn bò nữa nên giữ xe để làm gì? Công việc đồng áng đành thuê mướn thêm lao động địa phương. Không còn nguồn phân hữu cơ cho cá và đồng ruộng, nguồn thu của gia đình ông A giảm gần một nửa. Rồi ông A cũng phải bán cả hợp đồng nuôi cá, bán ruộng, bán hết những tài sản có thể ra tiền trong gia đình. Hai vợ chồng già cùng nhau chăm sóc đàn vịt. Anh con trai ra trường không xin được việc, quyết định ở lại thành phố lập nghiệp. Ông A đành bán nốt nửa mảnh vườn cho anh lấy tiền thuê cửa hàng, và mua hàng hóa để kinh doanh. Mấy cô con gái của ông ra trường không xin được việc làm, ông đành đi vay nợ lo việc làm cho các con. Tuy nói là sau này các con phải tự góp tiền đi làm trả nợ. Nhưng hai ông bà già bây giờ vẫn đang lai lưng làm nụng, rồi rát mặt khất nợ người ta! Vì nợ nhiều nên ông A bị mất uy tín, chức bí thư thôn mà ông rất tự hào cũng bị mất. Nhìn mảnh đất to lớn của tổ tiên để lại bây giờ chỉ còn teo tóp một góc, giọt nước mắt của ông mặn chát tuôn rơi. Cái giá của việc đi học thật lớn. Khi vợ ông chưa kịp nấu xong bữa cơm rau, thì anh con trai lớn đem đứa con trai nhỏ về nhà gửi. Vợ chồng anh đã ly hôn, nên không có ai chăm sóc đứa bé! Cô con gái út cũng bị chồng bỏ khi vừa sinh đứa con đầu lòng. Lý do là vì các con của ông toàn cố gắng đào tiền bạc từ gia đình thông gia, để giúp ông trả nợ! Giờ thì ông không còn cố gắng giữa sĩ diện với xóm làng nữa, ông ôm mặt òa khóc như một đứa trẻ. Giá ông không sĩ diện tham lấy con dâu, con rể người thành phố thì đâu đến nỗi thế này? Giá ông không vì sĩ diện với dòng họ, mà cố gắng cho các con ăn học, dù điều kiện kinh tế không cho phép, thì đâu đến cơ sự này! Thời xưa, người đi học là con của những gia đình giàu có. Thời nay, người đi học có đủ các thành phần trong xã hội. Những người con của gia đình quá nghèo mà cố đi học, thì chỉ làm khổ bố mẹ mà thôi. Họ cũng rất ít cơ hội để thành đạt trong cuộc sống. Nhiều người sau tất cả lại trở về quê hương với hai bàn tay trắng. Tuy không nói, nhưng trong lòng họ biết, họ không bằng ai ở quê cả. Nhiều người vất vả, cực nhọc đi làm thêm để chi phí cho học hành. Sau khi mấy năm học kết thúc, họ vẫn có một cái đầu rỗng không. Nghĩ lại gần như tất cả thời gian của họ chỉ là việc làm thuê mà thôi! Không phải ai cố gắng mà cũng có được thứ mình mong muốn! Học hành vất vả như thế, làm sao mà có kết quả ngọt bùi được!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
<< Tâm và trí
<< Tuổi 33
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét