Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Một bồ chữ

    Lợi ích là thứ mà gần như tất cả mọi người trên thế giới đều mong muốn. Vì thế, cuộc đấu tranh vì lợi ích là một cuộc đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ nhất. Nó kéo dài từ khi con người bắt đầu ra đời cho đến tận ngày hôm nay. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi gia đình đều có một nề luật, qui định riêng để điều tiết mối quan hệ lợi ích giữa người với người. Thật ra, lợi ích trên thế giới  là có hạn, còn lòng tham của con người là vô hạn. Vì thế những mâu thuẫn, những cuộc chiến tranh vẫn chưa bao giờ chấm dứt trên thế giới!

      Bản chất của cuộc sống là sự đấu tranh tranh vì lợi ích. Chúng ta đấu tranh để có đồ ăn, đồ uống, tiền bạc, nhà cửa, ... Khi chúng ta không còn sức đấu tranh để chiếm giữ những của cải, vật chất trong xã hội nữa. Thì đấy cũng là lúc chúng ta bị xã hội tước đoạt quyền lực, và lợi ích. Dù là người giàu hay người nghèo, thì khi chúng ta rời xa thế giới này, chúng ta cũng không đem theo cái gì cả. Ngay cả khi chúng ta để lại cho con cháu chúng ta cả một núi vàng, núi bạc. Thì cũng không ai dám chắc đó là phúc hay họa. Đồng tiền có thể nuôi dưỡng con người, nhưng đồng tiền cũng có thể làm hại con người. Sở hữu nhiều tiền bạc có thể biến người ta trở thành một quý tộc, vương giả. Nhưng việc sở hữu nhiều tiền bạc cũng có thể làm hư hỏng con người ta, biến người ta trở thành mục tiêu của bọn trộm cướp. Thường thì những đồng tiền bất chính lại dễ làm người ta hư hỏng và khó bảo vệ nhất. Bởi vì của thiên thì trả địa. Cho nên từ xưa đến nay, những người thật sựkhôn ngoan lại luôn cố gắng trang bị giáo dục cho con cháu mình. Họ biến con cháu mình trở thành người khỏe về thể chất, giỏi về mặt trí tuệ, có đạo đức và nhân phẩm tốt. Người ta cố ý tôi rèn con cháu mình có một bản lĩnh tốt. Vì người ta biết rằng, nếu không có một bản lĩnh tốt, thì dù con cháu họ có được thừa kế một núi vàng, núi bạc thì có cũng không giữ nổi. Tiền có thể nâng cao phẩm giá của một con người, nhưng đồng tiền cũng có thể hại chết một con người. Vì thế ông cha ta từ xưa đã có câu: Để lại cho con ruộng đất bề bề không bằng cả một bồ chữ! Chúng ta học để tài giỏi hơn, trí tuệ sáng suốt hơn, nhân cách tốt hơn. Vì thế, ngay cả khi không có một khối lượng tài sản lớn, nếu chúng ta có một nền học vấn tốt, chúng ta sẽ có thể làm ra cả một núi vàng, núi bạc. Tiền bạc lấy từ người khác theo cách không danh chính, ngôn thuận, thì chúng ta cũng sẽ rất dễ bị mất theo cách không danh chính ngôn thuận. Chúng ta còn có thể gặp phải nhiều hậu quả nặng nề khác. Vì thế đừng có dại dột mà tham thứ của người khác. Thứ gì thuộc về mình, của mình làm ra mới thật sự là thứ của mình, mới đem lại hạnh phúc thật sự cho bản thân!

                                                            Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét