Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Chờ đợi

                Các cụ ta xưa thường nói: Giục tất thì bất đạt. Tôi thì lại rất thích câu danh ngôn: Thành công luôn đến với người biết cách chờ đợi. Đúng vậy, sự chờ đợi khôn ngoan là một đức tính then chốt trong sự thành công của mỗi người. Trong nghệ thuật quân sự, nếu vị chỉ huy không biết chờ đợi thời cơ chín muồi. Thì ông ta sẽ phải trả giá bằng chính máu xương của những người lính của mình. Có thể ông ta vẫn chiến thắng, nhưng nếu ông ta biết chờ đợi cơ hội chín muồi hơn. Thì rất nhiều người lính không phải bỏ mạng nơi sa trường. Nghệ thuật chờ đợi bậc cao là: biết lựa chọn thời điểm thích hợp nhất rồi mới hành động. 

               Hãy quan sát cách con mèo rình bắt chuột.
Đầu tiên, khi nó phát hiện ra con mồi. Nó nhẹ nhàng thu mình quan sát. Khi con mồi bắt đầu mất cảnh giác. Nó nhẹ nhàng tiến đến gần hơn. Rồi nhẹ nhàng biến đổi cơ thể theo tư thế tấn công. Và, veo một cái, mèo đã cắn đúng gáy con chuột. Đương nhiên con chuột bị cắn một nhát là chết ngay. 
                 Con mèo nó ngồi rình chuột một lúc nâu, không phải vì nó yếu hơn chuột. Đơn giản là thời cơ chưa chín muồi. Nó chờ đợi cho khi con mồi mất cảnh giác nó mới ra tay. Trong cuộc sống ta cũng cần học tập từ cách săn mồi ở mèo. Không phải ta cứ đủ tiềm lực và sức mạnh cần thiết là hành động. Ta cần biết lựa chọn thời điểm tối ưu, thì mới hành động. Lúc đó ta sẽ ít tốn sức lực nhất, mà đem lại thành công nhất.
                Nếu muốn đưa một đội quân bơi thuyền qua một dòng sông. Ta không nên qua sông khi đang có nước lũ. Hãy chờ đến  khi dòng sông trở lại yên bình hay vào mùa nước cạn.
               Muốn tung một sản phẩm mới ra thị trường. Hãy chờ đợi những báo cáo của điều tra thị trường. Tìm hiểu rõ các phân khúc thị trường mà ta muốn chinh phục. Và còn cả việc nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh nữa.
              Muốn thuyết phục một ai đó nghe theo ý mình. Hãy biết lựa chọn thời điểm phù hợp. Khi anh ta đủ tỉnh táo và bình tĩnh để nhận ra những điều bạn nói là đúng đắn. 
             Cũng đừng nên cứng rắn trong mọi vấn đề. Sự chờ đợi bậc cao đôi khi là sự mềm mỏng trong cuộc sống.
             Hãy quan sát hai cái hạt cùng nảy mầm bên dưới một tảng đá lớn. Hạt mầm thứ nhất cứ thế mạnh mẽ vươn lên. Và nó đã chết trong sự tán dương là vị anh hùng của đồng loại " mầm cây". Hạt thứ hai nó thu mình lại suy nghĩ, rồi nó cố gắng hút nhiều hơn nước và chất dinh dưỡng từ đất. Nó đợi cho thân thể nó dài nhẵng ra. Nó nhẹ nhàng trườn ra bên ngoài tảng đá. Và đội đất đứng lên trở thành một cái cây. Tự do đón nhận ánh sáng mặt trời mà tỏa bóng mát cho đời. Nó đã làm được việc rất hữu ích cho nó và cho nhiều người khác.
              Nó là một hạt mầm rất thông minh, biết tự lượng sức mình không đấu nổi tảng đá. Nó biết tự nâng cao khả năng đấu tranh sinh tồn của mình bằng cách hút thêm thật nhiều nước và chất dinh dưỡng từ đất. Nó biết chờ đợi cho đến khi thân thể nó dài ra, có thể vượt qua chiều rộng của tảng đá. Lúc đó nó mới đội đất đứng lên. Nó đã thành công và trở thành một sự sống trên mặt đất.
              Trong cuộc sống khi ta muốn thực hiện một kế hoạch lớn lao nào đó. Đừng vội vã nói hết ra với mọi người và hành động một cách nóng vội. Hãy biết thận trọng và giữ sự im lặng cần thiết. Để tránh những ngoại lực không biết trước hết được tác động vào kế hoạch của ta. Ta không thể lường trước được lòng người quanh co, hiểm ác. .... Nói như cụ Ức Trai - vị đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi khi xưa:
                                Miệng thế nhọn như chông mác nhọn
                                Lòng người quanh tựa khúc non quanh!
            Nếu tự thấy sức lực mình chưa đủ để vượt qua mọi khó khăn để thành công. Thì đừng từ bỏ hay làm liều. Hãy biết chờ đợi đến khi có cơ hội tốt, và tu dưởng bản thân đợi đến khi ta đủ sức mạnh để đạt được thành công.

            Cũng đừng tự tin thái quá mà lao vào khó khăn, bất chấp nguy hiểm. Người thông minh nhất là người hiểu và biết điều khiển bản thân mình đi đúng hướng. Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng mà. Từ ngàn xưa, người biết tự lượng sức mình luôn được tôn trọng.



                                                                     Tác giả: Phạm Thị Hợi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét