Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Sợ

Thứ nhất sợ kẻ anh hùng
Thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân.
                  Từ xa xưa ông cha ta đã đúc rút ra điều đó. Câu ca này vẫn đúng trong thời đại ngày nay. Việc gì thì cũng có mức độ của nó. Con giun xéo mãi cũng qoằn. Người nào hiểu được chân lý đó, tất sẽ không phải gặp phải những điều đáng tiếc trong ứng xử thường ngày. 
                  Ngày xưa trong chiến đấu, những vị tướng quân nổi tiếng tài danh trong lịch sử nhân loại như Hàn Tín và Hạng Vũ. Đã rất thành công khi ứng dụng câu ca dao này. Khi quân đội của họ tinh thần suy sụp, lương thảo dần cạn kiệt. Họ chặn hết đường rút lui của quân sĩ, thậm chí đập vỡ hết nồi niêu và đốt cháy lương thảo. Quân lương chỉ giữ lại đủ dùng trong mấy ngày trận chiến sắp diễn ra.
Làm như thế, quân sĩ của họ muốn sống chỉ duy nhất một đường là chiến thắng! Không thắng thì đằng nào cũng chết. Không chết vì chiến trận thì cũng chết vì đói. Họ đã bị dồn vào đường cùng. Thế là họ sẽ liều chết xông lên diệt giặc để tìm lấy con đường sống. Và cuối cùng những vị tướng này đã thành công.
                   Nói như thế để hiểu rằng, trong mỗi người luôn có một nguồn năng lượng tiềm tàng vô tận. Khi bị kích thích và khêu gợi đúng cách. Nó sẽ trở thành một sức mạnh tuyệt vời.
                  Con người khi bị dồn đến bước đường cùng cũng gây biến động lớn về tư tưởng về nhân cách: Đói ăn vụng, túng làm càn mà! Âu đó cũng là một một việc làm cần thiết để sinh tồn. 
                 Muốn giáo dục những người này không nên quá hà khắc. Vì làm vậy vô tình đẩy họ vào sự cùng khốn hơn. Họ có thể có những phản ứng mạnh mẽ gây hại cho ta. Ta nên xoa dịu bớt sự cùng cực của họ, rồi giáo huấn họ. Như thế lời giáo huấn của ta có nặng nề và hà khắc thì họ cũng sẽ nghe. 
                 Trong cuộc sống không phải việc gì cũng cứ đúng mà ta làm. Không phải lúc nào cũng chăm chăm theo pháp luật. Mà đôi khi ta cũng cần phải biết " mềm thì nắn, rắn thì buông". Đó là một cách hành xử khôn ngoan và thông tuệ.

                                                                 Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét