Tôi làm Hiệu trưởng Trường cấp II Thạch Đà, tiền thân là Trường cấp II Phạm Hồng Thái, vừa tròn 20 năm, từ năm 1972 đến năm 1992, khi tôi nghỉ hưu. Đó là thời gian cực kỳ cam go của cả dân tộc. Ngành giáo dục cũng không ngoại lệ mà có khi còn khó khăn hơn.
Hai mươi năm giữ trọng trách đứng đầu một nhà trường tôi có nhiều kỷ niệm về đồng nghiệp, về tình thầy trò ... nhưng điều khiến tôi suy tư, trăn trở nhất và cũng là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời dạy học của mình là phải chèo chống nhà trường trong thời kỳ bao cấp. Cái thời mà ai cũng đói. Nhân dân đói, cán bộ đói, giáo viên càng đói. Mỗi tháng 13kg lương thực thì một nửa là sắn, là hạt bo bo, tháng nào may nhất là bột mỳ lổn nhổn những mọt. ... Những nhu yếu phẩm khác cũng thiếu trăm bề, từ bánh xà phòng đến cây kim, sợi chỉ cũng phân phối nhỏ giọt...
Trước tình hình ấy nhiều giáo viên ở một số nơi bỏ nghề, nhiều học sinh bỏ học. Hiệu trưởng các trường không ai bảo ai đều chọn giải pháp: " Lấy nghề phụ, nuôi nghề chính". Thôi thì đủ loại. Chăn nuôi, trồng trọt, ngồi chợ, rang lạc, làm bánh kẹo ... mang đi bỏ mối.
Người dân Thạch Đà vốn rất năng động, thấy hợp tác xã làm ăn kiểu đánh kẻng ghi tên " ăn điểm", năng suất thấp nên gia đình nào cũng " phá rào" kéo nhau lên miền ngược làm thợ. Các bà, các chị thì buôn ngược, bán xuôi ... Tôi nảy ra ý định xin ruộng hợp tác xã cho giáo viên tăng gia sản xuất có thêm thu nhập để giữ nghề, nuôi nghề. Tôi họp chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên xin ý kiến. Tất cả đều thống nhất. Tôi rất mừng đưa ra hội đồng bàn bạc . Tất cả giáo viên vỗ tay ủng hộ. Tôi vào xã báo cáo, Đảng ủy, Ủy ban và chủ nhiệm hợp tác xã thấy hợp lý nên đồng ý ngay. Hợp tác xã cho giáo viên mượn 2 hec-ta đất trồng lúa, 1 héc-ta đất trồng màu. Thế là Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường có thêm chức năng mới: Vừa chỉ đạo việc " dạy tốt, học tốt", vừa chỉ đạo tăng gia sản xuất tốt. Với hướng đi đúng đắn này, tôi cùng Ban giám hiệu, công đoàn trường, chẳng những " giữ" được thầy mà còn " giữ" được cả trò. Thầy cô chẳng những nâng cao được đời sống của mình và gia đình mà còn trích một phần giúp đỡ học sinh nghèo, vận động những em bỏ học đến lớp ...
Cái thời ấy đi qua cũng đã mấy chục năm rồi, giờ ngồi kể lại cho con cháu nghe, chúng khó hình dung nổi và bảo đó là chuyện cổ tích. Nhưng thế hệ thầy, trò chúng tôi cũng như nhân dân cả nước đã có một thời kỳ như thế.
Tác giả: Hoàng Tín
Giáo viên khóa I - Nguyên hiệu trưởng cấp II Thạch Đà
(Phạm Hồng Thái)
Xem tiếp các bài viết
>> Khắc Phục Những Vấn Đề Của Tuổi U30
>> Tản Mạn Tháng Giêng - Tháng Ăn Chơi
>> Yêu Nhau Ghét Nhau
>> Vụ Kế Hoạch Chặt 6700 Cây Xanh Ở Hà Nội
>> Tìm Anh Trong Giấc Mơ
>> Bà Cụ Đơn Thân
>> Ruộng Cà Chua Của Bà Cụ
>> Làm Giàu Từ Cây Cà Chua
>> Xin Anh Hãy Thứ Tha
>> Tình Yêu Bóng Mây
>> Cô Bé Người Giúp Việc
>> Tình Nghĩa Phu Thê
>> Tình Nghĩa Phu Thê ( Tập 2)
>> Truyền Thuyết Tình Yêu?
>> Cần Thận Trọng Với Chữ Ký Của Bạn
>>Kinh Doanh Đa Cấp
>> Em Chỉ Là Một Cô Gái
>> Sức Khỏe Là Vàng
>> Một Thời Hoa Lửa
Hai mươi năm giữ trọng trách đứng đầu một nhà trường tôi có nhiều kỷ niệm về đồng nghiệp, về tình thầy trò ... nhưng điều khiến tôi suy tư, trăn trở nhất và cũng là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời dạy học của mình là phải chèo chống nhà trường trong thời kỳ bao cấp. Cái thời mà ai cũng đói. Nhân dân đói, cán bộ đói, giáo viên càng đói. Mỗi tháng 13kg lương thực thì một nửa là sắn, là hạt bo bo, tháng nào may nhất là bột mỳ lổn nhổn những mọt. ... Những nhu yếu phẩm khác cũng thiếu trăm bề, từ bánh xà phòng đến cây kim, sợi chỉ cũng phân phối nhỏ giọt...
Trước tình hình ấy nhiều giáo viên ở một số nơi bỏ nghề, nhiều học sinh bỏ học. Hiệu trưởng các trường không ai bảo ai đều chọn giải pháp: " Lấy nghề phụ, nuôi nghề chính". Thôi thì đủ loại. Chăn nuôi, trồng trọt, ngồi chợ, rang lạc, làm bánh kẹo ... mang đi bỏ mối.
Người dân Thạch Đà vốn rất năng động, thấy hợp tác xã làm ăn kiểu đánh kẻng ghi tên " ăn điểm", năng suất thấp nên gia đình nào cũng " phá rào" kéo nhau lên miền ngược làm thợ. Các bà, các chị thì buôn ngược, bán xuôi ... Tôi nảy ra ý định xin ruộng hợp tác xã cho giáo viên tăng gia sản xuất có thêm thu nhập để giữ nghề, nuôi nghề. Tôi họp chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên xin ý kiến. Tất cả đều thống nhất. Tôi rất mừng đưa ra hội đồng bàn bạc . Tất cả giáo viên vỗ tay ủng hộ. Tôi vào xã báo cáo, Đảng ủy, Ủy ban và chủ nhiệm hợp tác xã thấy hợp lý nên đồng ý ngay. Hợp tác xã cho giáo viên mượn 2 hec-ta đất trồng lúa, 1 héc-ta đất trồng màu. Thế là Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường có thêm chức năng mới: Vừa chỉ đạo việc " dạy tốt, học tốt", vừa chỉ đạo tăng gia sản xuất tốt. Với hướng đi đúng đắn này, tôi cùng Ban giám hiệu, công đoàn trường, chẳng những " giữ" được thầy mà còn " giữ" được cả trò. Thầy cô chẳng những nâng cao được đời sống của mình và gia đình mà còn trích một phần giúp đỡ học sinh nghèo, vận động những em bỏ học đến lớp ...
Cái thời ấy đi qua cũng đã mấy chục năm rồi, giờ ngồi kể lại cho con cháu nghe, chúng khó hình dung nổi và bảo đó là chuyện cổ tích. Nhưng thế hệ thầy, trò chúng tôi cũng như nhân dân cả nước đã có một thời kỳ như thế.
Tác giả: Hoàng Tín
Giáo viên khóa I - Nguyên hiệu trưởng cấp II Thạch Đà
(Phạm Hồng Thái)
Xem tiếp các bài viết
>> Khắc Phục Những Vấn Đề Của Tuổi U30
>> Tản Mạn Tháng Giêng - Tháng Ăn Chơi
>> Yêu Nhau Ghét Nhau
>> Vụ Kế Hoạch Chặt 6700 Cây Xanh Ở Hà Nội
>> Tìm Anh Trong Giấc Mơ
>> Bà Cụ Đơn Thân
>> Ruộng Cà Chua Của Bà Cụ
>> Làm Giàu Từ Cây Cà Chua
>> Xin Anh Hãy Thứ Tha
>> Tình Yêu Bóng Mây
>> Cô Bé Người Giúp Việc
>> Tình Nghĩa Phu Thê
>> Tình Nghĩa Phu Thê ( Tập 2)
>> Truyền Thuyết Tình Yêu?
>> Cần Thận Trọng Với Chữ Ký Của Bạn
>>Kinh Doanh Đa Cấp
>> Em Chỉ Là Một Cô Gái
>> Sức Khỏe Là Vàng
>> Một Thời Hoa Lửa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét