Ở trên đời sự đáng tiếcnhất là sự thiếu hiểu biết. Gọi là đáng tiếc nhất là vì sự thiếu hiểu biết của mỗi người hoàn toàn có thể được bù đắp bằng quá trình học hỏi. Tiếc rằng khi rơi vào cùng khốn vì sự thiếu hiểu biết thì đã quá muộn màng. Thế nên mới gọi là điều đáng tiếc nhất!
Sự học hỏi của mỗi người như những viên đá cuội bên đường đi. Trong chuyến hành trình của cuộc đời mình, người học sẽ nhặt những viên đá đó cho vào bao và mang vác theo. Điều đó có thể làm cho người học thấy mệt mỏi, khó nhọc và tốn hơn rất nhiều thời gian. Nhưng nếu khi đã đi về đến đích, hoặc gặp may mắn những viên đá quậy vô tri, nặng nề và vô giá trị đó sẽ biến thành những viên kim cương vô cùng quý giá.
Thế nên mọi người hãy gắng học đi, học mọi điều hay lẽ phải ở đời.
Hãy đừng chết vì sự thiếu hiểu biết. Chúng ta học thật nhiều trong sách vở, ở trường, trên internet và ngoài xã hội. Việc học hỏi chẳng bao giờ thừa cả. Từ ngàn xưa đến nay, người có học vẫn luôn được xã hội trọng vọng tôn sùng.
Đáng thương cho những người khao khát học mà không có điều kiện được học. Ví dụ như những trẻ em nghèo vùng núi. Quanh năm chỉ biết cái khe, con suối và lao động trên nương rẫy. Họ không có điều kiện đến trường, không có điều kiện đọc nhiều sách báo,internet, không có điều kiện giao lưu học hỏi với những người hơn mình. Đầu óc họ sẽ chẳng bao giờ mở mang được cả. Thế nên cuộc sống của họ cứ mãi quẩn quanh trong sự đói nghèo, lạc hậu đời lọ nối tiếp đời kia.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Họ quanh năm chỉ gần gũi với những người nghèo khó và u tối nơi rừng sâu núi thẳm. Sớm muộn rồi họ cũng sẽ trở nên như thế. Những tập tục văn hóa lạc hậu, cộng với giao thông đi lại khó khăn ở các vùng núi cao làm ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, và sự hiểu biết của những người sống ở đó.
Với những người ở miền núi cao khó khăn để học hỏi bao nhiêu thì những người ở thành phố, thị xã lại thuận lợi bấy nhiêu. Đó là nơi nhân tài bốn phương tụ hội. Họ có nhiều điều kiện giao lưu, học hỏi mở mang tầm nhìn và sự hiểu biết của mình. Về mặt bằng chung, họ tiến bộ và văn minh hơn rất nhiều những người dân ở miền núi.
Từ xưa đến nay, dù ở nước ta hay các nước khác trên thế giới. Phong cách quê mùa luôn bị coi thường và khinh rẻ. Người nhà quê luôn được gắn liền với sự nghèo khó, thiếu hiểu biết và xấu tính! Những người thành phố luôn được trọng vọng. Vì họ luôn được sống trong ánh sáng văn minh, hiện đại. Gần gũi với những gì tốt đẹp nhất của xã hội đương thời.
Dân tộc Việt Nam được coi là một trong những dân tộc thông minh của thế giới. Điều đó đã được chứng minh qua các chiến thắng chống quân xân lược oanh liệt của cha ông thời nhà Trần, nhà Lê... Rồi đến hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trong thế kỷ hai mươi, là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nó còn được thể hiện ở những tấm huy chương vàng các kỳ thi Olympic về toán học, vật lý, hóa học..., trong điều kiện đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, của các em học sinh phổ thông những năm gần đây. Có phải đó là một trong những nguyên nhân khiến mật độ ở các đô thị của nước ta ở vào mức cao nhất của thế giới. Còn mật độ dân cư ở các vùng núi lại là ở mức thưa của thế giới?
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét