Buổi gặp mặt đầu xuân năm 2014 của Hội đồng hương xã Thạch Đà tại Hà Nội, tôi được thầy Liên và chị Tâm Toán giao cho một việc hết sức nặng nề: " Tới đây, Ban liên lạc sẽ tái bản cuốn: " Trường cấp II Phạm Hồng Thái - Một thời để nhớ" của cựu thầy trò Trường cấp II Phạm Hồng Thái, chú phải có một bài viết để đăng trên đó. Anh Thanh, anh Thắng có bài rồi, chú không có là không được đâu". Câu chuyện chỉ có vậy, nhưng với tôi thì vô cùng khó khăn, bởi vì tôi không quen viết văn, lại càng không quen viết về bản thân mình. Chuyện ấy làm tôi trăn trở mãi.
Nhưng rồi để đáp lại tấm lòng và tình cảm chân thành mà ban liên lạc dành cho tôi, tôi hồi tưởng và ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời quân ngũ của mình như là một lời tri ân với thầy cô, với mái trường mang tên người thanh niên yêu nước Phạm Hồng Thái, nơi tôi đã học tập, rèn luyện trong suốt 3 năm với biết bao kỷ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ.
Tôi là một trong số học sinh khóa V của Trường cấp II Phạm Hồng Thái. Năm học đầu tiên của chúng tôi cũng là thời điểm đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tất cả học sinh của nhà trường chỉ được học ở ngôi trường khang trang đẹp đẽ - so với thời bấy giờ - chừng hơn nửa học kỳ, sau đó phải sơ tán về các thôn xóm trong các lớp học nửa chìm, nửa nổi, có ngách giao thông hào nối với các hầm kiểu chữ " A" rất đơn giản nhưng chắc chắn.
Tuổi học trò, ai cũng có cho riêng mình một ước mơ để ấp ủ và hướng tới. Tôi đã từng ước mơ trở thành một kỹ sư nông nghiệp để mang kiến thức khoa học - kỹ thuật về miền quê của mình giúp cho những người nông dân một nắng hai sương, suốt ngày bám trên đồng ruộng đỡ một phần khó khăn và cực nhọc. Nhưng ước mơ đó với tôi đã không thành hiện thực. Cuộc kháng chiến của dân tộc ngày càng quyết liệt hơn, tuổi trẻ của chúng tôi sau khi rời ghế nhà trường đều hăng hái nhập ngũ và tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp chiến trường cả nước.
Tôi nhập ngũ tháng 7/1973, sau một khóa huấn luyện ngắn ngày thì tôi được điều động vào chiến trường miền Nam phục vụ chiến đấu trên tuyến đường 559 - đường Trường Sơn hùng vĩ. Đã là lính, ai cũng muốn được cầm súng đối mặt với kẻ thù để thể hiện ý chí của mình, nhưng tôi và nhiều bạn bè của tôi không được toại nguyện, chúng tôi phải ở tuyến sau để làm nhiệm vụ huấn luyện và phục vụ chiến đấu. Rồi chiến tranh kết thúc, sau một thời gian làm nhiệm vụ quy tập mộ hài cốt các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh, tôi được Quân đội cho dự thi vào các trường đại học và tôi đã trúng tuyển vào Trường Đại Học Bách Khao Hà Nội. 5 năm học tập ở trường với quân hàm Thượng sĩ, tôi luôn giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người lính, mặc dù cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả, tôi vừa phải học tập, vừa phải làm thêm để giúp đỡ gia đình. Song kết thúc khóa học, tôi vẫn bảo vệ thành công luận án của mình với điểm tốt nghiệp loại giỏi.
Còn nữa ...
Tác giả: Lê Thanh Bình
Trung tướng - Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng
Bộ Quốc phòng
Xem thêm các bài viết
>> Mùa Hè Đến
>> Nhớ Về Một Thời " Đội Mũ Rơm Đi Học Đường Dài"
>> Một Chuyến Đi ... Về Xứ Thanh
>> Cơ Duyên
>> Một Thời Kỷ Niệm
>> Xin Đừng Yêu Đơn Phương
>> Thầy Chủ Nhiệm Lớp Tôi
>> Bạo Lực Gia Đình
>> Bãi Biển Mùa Hè
>> Gặp Tình Yêu Trên Bãi Biển
>> Hôn Nhân Trên Bãi Biển
>> Người Tình Ở Phúc Yên
>> Nơi Ươm Mầm Cho Những Đam Mê
>> Thư Gửi Cho Người Đã Khuất
>> Mẹo Vặt Chống Nóng Mùa Hè
>> Nhớ Về Một Thời " Đội Mũ Rơm Đi Học Đường Dài"
>> Một Chuyến Đi ... Về Xứ Thanh
>> Cơ Duyên
>> Một Thời Kỷ Niệm
>> Xin Đừng Yêu Đơn Phương
>> Thầy Chủ Nhiệm Lớp Tôi
>> Bạo Lực Gia Đình
>> Bãi Biển Mùa Hè
>> Gặp Tình Yêu Trên Bãi Biển
>> Hôn Nhân Trên Bãi Biển
>> Người Tình Ở Phúc Yên
>> Nơi Ươm Mầm Cho Những Đam Mê
>> Thư Gửi Cho Người Đã Khuất
>> Mẹo Vặt Chống Nóng Mùa Hè
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét