Trên đời không có thứ tình cảm nào thiêng liêng và vĩ đại hơn tình yêu của người mẹ dành cho những đứa con. Này nhé, ngoài công khó nhọc mang thai chín tháng mười ngày. Người mẹ chịu đựng bao nhiêu sự vất vả và bất tiện vì khi nào cũng phải đeo cái bọc thiên thần nặng tới 12kg ở bụng. Mẹ có thể bị xuống máu ở chân gây tê phù. Bị dạn da ở vùng bụng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bị táo bón thường xuyên và có thể gây ra bệnh trĩ, vì quá lo lắng cho tương lai của đứa con sắp chào đời. Bao nhiêu sức lực của thời son trẻ người mẹ đã truyền hết đứa con trong bụng qua dây rốn. Để rồi người mẹ trở nên xanh sao và vàng vọt hẳn đi. Ngoài ra, người mẹ còn chịu đựng rất nhiều những rối loạn nội tiết, tâm sinh lý ... rất nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng xấu tới hình ảnh bản thân, sức khỏe, và hạnh phúc gia đình. Dân gian có câu: Có chửa cửa mả là như thế.
Trong lúc sinh nở, người mẹ còn chịu đựng những cơn đau đớn đến tột cùng. Không phải tự dưng dân gian lại có câu ví: đau như đau đẻ! Người mẹ may mắn không bị mổ sẻ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và thẩm mĩ thì cũng sẽ bị rách nát vùng kín. Ai sinh con mà không bị khâu? Thậm trí người mẹ còn phải chịu đựng những di chứng hậu sản nặng nề, nhưng chỉ dám im lặng chịu đựng không dám tỏ bày cùng ai. Sự mất một lượng dinh dưỡng và máu lớn trong quá trình sinh nở làm ảnh hưởng rất xấu tới trí tuệ của người mẹ. Mà người phụ nữ từ lúc sinh ra vốn đã yếu ớt và kém cỏi hơn người đàn ông rồi. Nay lại càng kém hơn.
Khi đứa bé được sinh ra thì người mẹ lại bước vào một giai đoạn khó khăn vất vả mới. Ngoài việc cơ thể xồ xề, ốm yếu. Người mẹ phải thức đêm thức hôm cho con bú sữa. Ru con ngủ. Thậm chí cả tháng chẳng được giấc ngủ yên lành khiến mặt người mẹ hốc hác đi, hai mắt thì thâm cuồng. Con thì nay ốm, mai đau. Khi sài, khi đẹn... khiến người mẹ bao đêm dòng mất ăn mất ngủ.
Những tháng ở nhà chăm con, dù người mẹ đang được nghỉ và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo bộ luật lao động. Thì sau khi hết thời gian nghỉ, có rất nhiều công ty nơi người mẹ làm việc cho mẹ nghỉ luôn. Vì họ là đơn vị kinh doanh. Họ không thể bỏ trống vị trí kế toán, thống kê ... trong 6 tháng được. Con thì nhỏ, tiền sữa, tiền đường, tiền bông, tiền bỉm lấy ở đâu ra? Lại nay đi viện, mai đi viện nữa! Người mẹ lại phải vất vả chạy đôn chạy đáo đi kiếm việc làm. Nhưng lúc này do sức khỏe, thể trạng và tinh thần của người mẹ không tốt. Việc tìm một công việc mới sẽ khó khăn bội phần.
Đến khi đứa bé đi học mẫu giáo. Người mẹ lại nhọc nhằn lo tiền đóng gạo góp cho con. Bọn trẻ bây giờ không học hành như ngày xưa. Nuôi một đứa bé đi học mẫu giáo tốn ngang nuôi một sinh viên đại học.
Vất vả nuôi con trăm bề, nhưng người mẹ chẳng bao giờ dám kêu ca lấy nửa đời. Vì ngẫm ra, ngày xưa mẹ mình cũng nuôi mình vất vả nhiều như thế. Có sinh con thì mới hiểu lòng cha mẹ. Lúc họ thấm thía tình cha tình mẹ thì họ lại chẳng thể phụng dưỡng họ chu toàn được nữa. Thế giới của họ chỉ là đứa bé do họ sinh ra. Ở đời đúng là: nước mắt chảy xuôi.
Sinh con vất vả, nuôi con vất vả nên tình thương của người mẹ đối với đứa con lớn lao và sâu sắc nhất. Đứa con là bản sao, là phần thân thể yêu thương nhất của người mẹ ở bên ngoài. Cá chuối đắm đuối vì con. Dù hoàn cảnh cuộc sống khó khăn khắc nghiệt đến thế nào thì người mẹ không bao giờ vứt bỏ con mình. Họ luôn sống chết vì những đứa con. Hãy quan sát những cặp vợ chồng ly dị mà xem. Đa phần khi người đàn ông sau khi bỏ vợ thì bỏ luôn con của mình. Họ mải miết đi tìm hạnh phúc mới không thăm hay chu cấp gì cho đứa trẻ cả. Ở bên người con khi ốm đau bệnh tật hay khi yếu đuối đau khổ gần như chỉ có người mẹ thôi.
Hãy cố gắng yêu thương và trân trọng với mẹ của mình nhiều hơn. Hãy đối xử với mẹ của mình bằng lòng biết ơn sâu sắc. Hãy cố gắng bao dung cho mẹ của mình nhiều hơn. Vì khi mẹ già, bệnh tật kéo đến, suy nghĩ lạc hậu, lệch lạc nhiều hơn. Khiến chúng ta đôi khi rất mệt mỏi và có lúc rất mất mặt với mọi người. Hãy cố nhớ đó là vị ân nhân lớn nhất của cuộc đời ta. Và vì mẹ là người đã dành cho ta tình yêu thương nhiều nhất trên cuộc đời này. Ta là một phần thân thể bên ngoài của mẹ. Tình yêu thương của người mẹ với những đứa con của mình luôn là: VÔ ĐIỀU KIỆN!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét