Cây sắn hay còn gọi là cây khoai mì là loài cây lương thực được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Ở đất nước của tôi, cây sắn được trồng phổ biến ở các vùng núi và đồi. Bởi vì cây sắn vẫn phát triển tốt trong điều kiện đất thiếu nước và chất dinh dưỡng. Tuy vậy, bên cạnh những giá trị lớn về dinh dưỡng của lá sắn và củ sắn. Trong lá sắn và củ sắn có chứa rất nhiều axit Hcl. Khi cơ thể một người trưởng thành, khỏe mạnh ăn 50 mg axit Hcl vào cơ thể thì sẽ gây tử vong. Trong khi chất axit Hcl này có từ 120 đến 160 mg trên một kg lá sắn. Và chất này cũng có từ 100 đến 130 mg trên 1 kg củ sắn. Với những củ và lá sắn ở cây sắn trồng lâu năm, hoặc trong những điều kiện sinh trưởng bất thường lượng chất độc Hcl tăng lên đột biến. Tuy chất độc Hcl có thể được loại bỏ gần như hoàn toàn khỏi lá và củ sắn sau khi chế biến đúng cách. Nhưng đã có rất nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình chế biến nó. Vì thế ngộ độc cây sắn chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ngộ độc thực phẩm.
Vậy cần phải làm gì để loại bỏ chất độc trong củ và lá sắn? Với lá sắn thì cách chế biến rất đơn giản. Người ta có thể phơi khô nó, hoặc làm dưa nó bằng cách ngâm với nước muối loãng trong khoảng 3 ngày. Sau đó lá sắn chuyển màu và ăn có vị chua. Còn đối với củ sắn, người ta cũng có thể phơi khô nó. Hoặc thái nhỏ rồi ngâm với nước lã trong khoảng 8 giờ đồng hồ. Nếu sử dụng làm thức ăn hàng ngày. Tốt nhất ban đầu chúng ta nên thái nhỏ củ sắn. Rồi ngâm với nước lã trong ít nhất 8 giờ đồng hồ. Trong quá trình ngâm, chúng ta cũng nên thường xuyên thay nước, để chất độc được thải ra hết. Sau đó thì chúng ta phơi khô sắn trong khoảng 3 ngày dưới ánh sáng mặt trời. Khi sắn đã khô hoàn toàn, thì chất độc Hcl sẽ hết. Vì thế chúng ta có thể đem nghiền nhỏ thành bột sắn để chế biến các món ăn như bánh sắn, kẹo, cháo sắn. Tuyệt đối chúng ta không chế biến sắn tươi chưa qua chế biến. Nếu luộc củ sắn tươi thì chúng ta cần cắt sắn ra làm nhiều khúc nhỏ, rồi ngâm với nước lạnh trong khoảng từ 8 đến 15 giờ đồng hồ. Sau đó luộc với nhiều nước, và luộc mở vung nồi. Chúng ta cũng có thể cho thêm một số loại lá không độc, và có tác dụng khử độc của củ sắn ví dụ như lá cây tre vào nồi luộc chung với củ sắn. Khi ăn, chúng ta nên chú ý những đoạn sắn không bở là những đoạn sắn có chứa nhiều chất độc. Và chất độc của củ sắn thường tập trung nhiều ở hai phần đầu của củ sắn. Chúng ta tuyệt đối không nướng củ sắn tươi trực tiếp để ăn. Vì nếu bạn làm như thế, chất độc trong củ sắn vẫn giữ nguyên, và có thể gây ngộ độc cho người ăn! Chúng ta cũng không nên cho phụ nữ đang mang thai, và trẻ nhỏ ăn củ sắn vì cơ thể của họ rất non yếu. Hương vị của củ sắn rất thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, và cây sinh trưởng rất mạnh, sản lượng củ và lá cao. Vì thế dù có độc nhưng cây sắn vẫn được những người nông dân trồng phổ biến trên thế giới. Cần biết cách sử dụng củ sắn và lá sắn đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình của bạn!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét